Tác Dụng Của Quả Lê Và Những Bài Thuốc Điều Trị Bệnh Cực Kỳ Hiệu Quả

Lê là một loại trái cây thơm ngon và mang nhiều dinh dưỡng. Bổ sung lê sẽ giúp ngăn cản được nhiều căn bệnh. Vậy tác dụng của quả lê là gì và những bài thuốc từ loại trái cây này như thế nào? Hãy cùng KhesaFood tìm hiểu về loại quả này bạn nhé!

quả lê

Giới thiệu về quả lê

Trong các loại quả quý, quả lê nghiễm nhiên chiếm trọn vị trí đầu tiên. Với vị ngon, ngọt cùng hương thơm quyến rũ, quả lê được lòng tất cả mọi người.

Đặc điểm và phân loại

Quả lê có nguồn gốc từ miền tây Trung Quốc, dưới chân núi Thiên Sơn. Trên thị trường Việt Nam có các loại sau:

  • Lê xanh: Có vỏ trơn nhẵn, màu xanh, vàng, đỏ pha trộn rất đẹp mắt. Quả nhỏ, vị ngọt thanh và rất mong nước.
  • Lê nâu: Vỏ quả màu nâu, láng mịn và hình tròn đều. Vị ngọt rất đậm đà nên được nhiều người yêu thích.
  • Lê đường: Quả như hình trứng, vỏ màu vàng. Phần thịt quả giòn, ngọt, rất ngon và mọng nước và có mùi thơm đặc trưng. Loại lê này được bán phổ biến ở nước ta.

Phân bố và thu hoạch

Những nơi  có khí hậu mát mẻ là nơi sinh trưởng thích hợp của cây lê. Tại Việt Nam, các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn là thủ phủ của cây lê. Chúng được thu hoạch vào mùa thu, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9. Cây lê cho quả rất sai, đem tới năng suất cao cho bà con nông dân.

Ý nghĩa của quả lê trong mâm ngũ quả ngày Tết

Trong mâm ngũ quả những ngày Tết, loại trái cây không thể thiếu đó là quả lê. Quả lê là một biểu tượng rất quan trọng. Theo quan niệm từ xa xưa, quả lê tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến. Quả lê xuất hiện trên các mâm lễ thể hiện mong cầu cho công việc được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, mau chóng đạt được thành công.

quả lê đỏ

Dinh dưỡng trong quả lê

Lê chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bao gồm:

  • Chất béo.
  • Đường.
  • Protein.
  • Các vitamin A, C, E, K.

Đồng thời chứa các khoáng chất:

  • Folate.
  • Choline.
  • Betaine.
  • Canxi.
  • Sắt.
  • Magie.
  • Photpho.
  • Kali.
  • Kẽm.
  • Đồng.
  • Selen.

Lê bổ sung 25-30g chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày. Các chất dinh dưỡng trong lê giúp cải thiện sức khỏe rất đáng kể.

lê

Những công dụng của quả lê đối với sức khỏe

Nhờ chứa dinh dưỡng dồi dào nên quả lê mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe:

Chống viêm: Ăn quả lê có khả năng chống viêm rất tốt.

Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong lê giúp tiêu hóa dễ dàng và phòng chống táo bón.

Bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do: Quả lê có khả năng chống lại gốc tự do và ngăn chặn những tác động của gốc tự do đến với cơ thể.

Tăng cường hệ miễn dịch: Các vitamin B, C, K, canxi, magie, folate, đồng, mangan trong quả  lê giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Giảm nguy cơ mắc tiểu đường: Anthocyanin trong quả lê giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường đáng kể.

Giảm cholesterol: Quả lê chứa lượng lớn pectin và chất xơ, giúp làm giảm mức cholesterol xấu trong máu.

Giảm cân: Quả lê có hàm lượng calo thấp mà chất xơ rất cao, giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Rất hiệu quả trong việc giảm cân.

Ngừa loãng xương: Những dưỡng chất trong quả lê hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi dễ dàng. Canxi là thành phần chính của xương, từ đó giúp giảm các nguy cơ loãng xương, gãy xương hay vôi hóa khớp.

Ngừa ung thư: Chất xơ trong lê có khả năng ngừa các bệnh ung thư ruột già và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động một cách khỏe mạnh.

Những bài thuốc điều trị bệnh từ quả lê

Một số bài thuốc từ lê trong y học cổ truyền như:

  • Bài thuốc trị ho khan: Quả lê cắt nhỏ, chưng cùng đường phèn điều trị ho khan rất tốt.
  • Bài thuốc trị ho có đờm: Xay nhuyễn lê, hòa cùng mật ong. Mỗi lần dùng vài muỗng hòa với nước, uống rất tốt.
  • Quả lê trị bỏng: Cắt lê tươi thành từng lát mỏng, đắp lên vết bỏng,nó sẽ làm dịu đi.
  • Điều trị mắt sưng đỏ.
  • Điều trị táo bón.
  • Điều trị chứng đau đầu.
  • Chữa ợ hơi, khó tiêu.

quả lê

Những lưu ý khi ăn quả lê

Chữa cảm lạnh.

Mặc dù quả lê mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn lạm dụng và sử dụng quả lê không đúng cách sẽ đem đến một số tác hại không mong muốn. Nên cần phải lưu ý các điều sau:

  • Không ăn lê cùng thịt ngỗng. Khiến thận bị ảnh hưởng.
  • Không ăn lê cùng củ cải vì nó làm sưng tuyến giáp.
  • Không ăn lê cùng rau dền. Dẫn đến chứng ói mửa và rối loạn tiêu hóa.
  • Không ăn quá nhiều lê do quả có tính hàn, dễ bị đau bụng đi ngoài.

Trên đây là những thông tin về tác dụng của quả lê và những bài thuốc hay từ loại quả này. KhesaFood hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *