Lựu là loại trái cây cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Bên cạnh đó lựu còn có tác dụng làm đẹp da, tốt cho sức khỏe. Hãy cùng KhesaFood tìm hiểu tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe nhé!
Quả lựu là gì?
Lựu là thực vật ăn quả thân gỗ, có chiều cao từ 5 đến 7m. Lá cây hẹp, dài 3 đến 7cm. Hoa lựu có màu đỏ tươi. Quả lựu màu đỏ sẫmbên ngoài là lớp vỏ cứng và lớp xốp bên. Hạt lựu có vị ngọt thanh và rất mọng nước.
Nguồn gốc của quả lựu ở Tây Nam Á và lan dần ra các nước trên thế giới. Có 4 loại lựu phổ biến: lựu không hạt, lựu tím, lựu Ai Cập và lựu Ấn Độ.
Dinh dưỡng trong quả lựu
Quả lựu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Trong khoảng 280g quả có chứa:
- Năng lượng: 234 calo.
- Chất đạm: 4,7g.
- Carbohydrate: 52,7g.
- Chất béo: 3,3g.
Đặc biệt, hạt lựu còn cung cấp lượng chất xơ dồi dào và các khoáng chất như kali, photpho, canxi, magie,…
Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe
Trong quả lựu chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ăn loại quả này sẽ đem đến các lợi ích như:
Giảm tình trạng cao huyết áp
Trong hạt của quả lựu có hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho người cao huyết áp. Sử dụng quả lựu thương xuyên giúp điều hòa huyết áp cơ thể.
Bảo vệ chức năng gan, thận
Ăn lựu thường xuyên giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Giúp chữa lành những tổn thương sâu trong tế bào. Loại quả dinh dưỡng này còn có chức năng bảo vệ và ngăn ngừa những hư tổn xảy ra với gan, thận.
Tăng cường hệ miễn dịch
Qủa lựu chứa vitamin C dồi dào. Dưỡng chất này vô cùng thiết yếu cho cơ thể nhưng luôn gặp phải tình trạng thiếu hụt. Vì vậy, việc ăn lựu thường xuyên giúp bổ sung vitamin, tăng cường và xây dựng hàng rào miễn dịch.
Ngăn ngừa ung thư vú
Nước ép lựu có thể cung cấp nhiều dưỡng chất giúp ngăn chặn bệnh ung thư vú. Đây chính là lý do chị em phụ nữ không nên bỏ qua loại quả này.
Cải thiện chức năng sinh lý
Theo nhiều nghiên cứu, lựu là siêu thực phẩm dành cho sức khỏe. Chúng ta có thể ăn loại hạt này thường xuyên để nâng cao chức năng sinh lý, cải thiện “phong độ” của mình.
Đem lại trái tim khỏe mạnh
Trong quả lựu có chứa các chất chống oxy hóa dồi dào. Giúp giảm thiểu các cholesterol xấu trong cơ thể . Sử dụng lựu thường xuyên giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạn chế các mảng bám tích tụ trong mạch và nâng cao sức khỏe tim mạch.
Quả lự giúp chống viêm
Các chất chống oxy hóa trong lựu giống như flavonoid. Nhằm ức chế các dấu hiệu gây viêm, chống các dấu hiệu hoại tử. Nên sử dụng nước ép lựu thường xuyên để phòng chống viêm tế bào.
Giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng
Hạt của quả lựu có khả năng phòng ngừa nhiễm trùng rất tốt. Ăn hạt lựu có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ. Quả lựu có tính kháng khuẩn, chống lại nhiều loại vi khuẩn trong vết thương.
Giúp tăng lưu lượng máu
Uống nước ép lựu hay sử dụng chiết xuất quả lựu làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Sử dụng lựu 30p trước khi tập thể dục giúp tăng lưu lượng máu, điều hòa cơ thể.
Hạt lựu làm đẹp da
Lượng vitamin trong quả lựu rất dồi dào. Bạn sẽ cung cấp cho cơ thể một số vitamin thiết yếu như vitamin A, vitamin E, vitamin C. Những chất này rất tốt cho da, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, cải thiện làn da và đem đến vẻ đẹp rạng ngời.
Làm sạch răng miệng
Sử dụng nước ép lựu thường xuyên giúp loại bỏ cũng như kiểm soát các mảng bám trên răng. Ngoài ra, ăn lựu còn ức chế sự phát triển của các mầm bệnh liên quan tới viêm nha chu.
Tốt cho xương khớp
quả lựu chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho xương khớp của bạn. Sử dụng lựu thường xuyên giúp bạn có hệ xương khớp khỏe mạnh. Ngăn ngừa các dấu hiệu viêm nhiễm và sưng đau.
Cải thiện trí nhớ
Sử dụng lựu thường xuyên giúp cải thiện chức năng ghi nhớ của não bộ. Lựu tốt cho chức năng của não bộ, hạn chế mắc các bệnh mất trí ở người già. Nên bổ sung lựu vào thực đơn mỗi ngày.
Hạt của quả lựu có ăn được không?
Câu trả lời là có. Ta có thể nuốt luôn hạt lựu. Trong hạt chứa hàm lượng chất xơ và khoáng chất cao, nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì dễ gây ra tình trạng tắc nghẽn đường ruột. Bạn nên ăn nhiều phần thịt quả lựu. Do phần này rất mọng nước, giá trị dinh dưỡng cao và ngon ngọt.
Cách ăn quả lựu
Để ăn lựu, đầu tiên, cần dùng dao mỏng tách cuống quả lựu, sao cho sát với phần hạt. Tiếp tục lấy dao khứa theo chiều dọc quả, đúng với vị trí múi. Làm cẩn thận để tránh khứa sát phần hạt làm chảy nước. Sau đó, lấy dao gọt phần vỏ phía trên đầu quả, khi thấy phần ruột bên trong thì dùng tay tách quả theo các khía đã cắt.
Úp quả lựu đã khứa xuống bát đựng. Lấy thìa gõ nhẹ vào quả lựu. Lúc này hạt lựu sẽ rơi xuống bát mà không cần tách từng miếng khó khăn. Giúp cho hạt không bị vỡ và chảy nước.
Hạn chế ăn lựu với những ai?
Mặc dù lựu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại quả này một cách thoải mái. Những trường hợp sau nên tránh ăn lựu:
- Người đang mắc bệnh viêm dạ dày.
- Người đang gặp tình trạng sâu răng cũng như các vấn đề về răng miệng.
- Những ai đang bị bốc hỏa, nóng trong người.
- Bệnh nhân tieur đường cũng nên hạn chế ăn lựu.
Hy vọng thông tin về tác dụng của quả lựu trên hữu ích với bạn. Giúp bạn có thể bổ sung loại quả này một cách hợp lý Đừng quên sử dụng loại hạt này hợp lý để nâng cao sức khỏe. theo dõi KhesaFood mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!