Củ Riềng Là Gì? Những Công Dụng Của Củ Riềng

Từ lâu, củ riềng đã xuất hiện trong các món ăn của người Việt Nam. Nhờ mùi vị thơm đặc trưng mà loại gia vị này giúp tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn. Hãy cùng KhesaFood tìm hiểu củ riềng là gì và những công dụng từ củ riềng nhé!

Củ riềng là gì?

củ riềng

Riềng là cây thuộc họ Gừng, củ, lá và hạt là bộ phận được sử dụng. Củ riềng thực chất là rễ riềng phình to, khi non có màu đỏ nâu, khi già sẽ chuyển sang màu vàng nhạt.

Lớp vỏ ngoài dày và cứng, có nhiều mắt với kích thước không đồng đều. Ruột củ riềng có màu trắng hoặc hơi vàng. Vị cay nóng, nhiều sợi xơ.

Thành phần trong củ riềng

Trong củ riềng chứa nhiều tinh dầu màu vàng xanh. Hoạt chất metylxinnamat và cineol là hai thành phần chủ yếu. Bên cạnh đó, trong củ riềng còn chứa chất dầu mang vị cay là galangol và các dẫn chất tinh thể của falcon như: kaempferol, alpine, galangin.

Những công dụng của củ riềng 

công dụng của củ riềng

Củ riềng có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng của củ riềng:

Kháng viêm

Củ riềng có thể kháng viêm, ngăn chặn sự gây bệnh. Các đặc tính này giúp chúng trở thành phương thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Bổ sung củ riềng vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày giúp bạn giảm sự khó chịu do các vết loét và viêm đau vùng bụng gây nên.

Chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư

Trong củ riềng chứa nguồn chất chống oxy hóa dồi dào. Các hợp chất này giúp cơ thể chống lại bệnh tật, bảo vệ tế bào trước các gốc tự do gây hại.

Nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, loại thảo dược này hỗ trợ giảm thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác.

Củ riềng có khả năng ngăn ngừa 7 bệnh ung thư gồm: ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư đường mật (ung thư ống mật), bạch cầu.

Tăng cường sức khỏe sinh sản ở nam giới

củ riềng

Các nghiên cứu đã chứng minh củ riềng làm tăng sự sinh sản và sức khỏe tinh trùng.

Ngăn chặn lão hóa da, tăng cường tuần hoàn máu

Chiết xuất của riềng sản sinh ra chất có tác dụng dưỡng ẩm, làm hạn chế nếp nhăn là axit hyaluronic. Bên cạnh đó, chiết xuất từ riềng cũng làm giảm đáng kể các bệnh về da như nấm, chàm hay bỏng ngứa.

Riềng còn có khả năng cải thiện tuần hoàn máu. Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, cung cấp các dưỡng chất cho mô da. Nhằm ngăn chặn sự oxy hóa, giúp mềm mại làn da.

Ngăn ngừa đau do kinh nguyệt

Với đặc tính ấm, nóng, củ riềng giúp giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt rất hiệu quả.

Các bài thuốc hay từ củ riềng

củ riềng

Trong y học cổ truyền, củ riềng được xem là một vị thuốc được sử dụng phổ biến. Nhờ vị cay thơm, tính ấm nên củ riềng có tác dụng giảm đau, tiêu hóa thức ăn, chữa đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, lang ben, hắc lào,… Hãy cùng tham khảo một số bài thuốc dân gian sau để sử dụng khi cần thiết.

Bài thuốc chữa đau bụng

Nguyên liệu:

  • Củ riềng 20g.
  • Nụ sim 8g.
  • Búp ổi 60g.

Cách thực hiện:

  • B1: Sấy khô tất cả nguyên liệu.
  • B2: Đem đi tán bột.
  • B3: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội.

Bài thuốc điều trị nôn mửa

Nguyên liệu:

  • Củ riềng 10g.
  • Gừng 10g.
  • Bán hạ 10g.

Cách thực hiện:

  • B1: Mang toàn bộ nguyên liệu sắc để lấy nước uống.
  • B2: Nên uống thuốc khi thuốc còn ấm. Dùng mỗi ngày 2 – 3 lần.

Bài thuốc điều trị sốt rét

sốt rét

Nguyên liệu:

  • Bột củ riềng 300g.
  • Bột quế khô 100g.
  • Bột thảo quả 100g.

Cách thực hiện:

  • B1: Trộn toàn bộ các loại bột để thành hỗn hợp bột.
  • B2: Thêm một ít mật rồi vo thành viên bằng hạt ngô.
  • B3: Sau đó đem cất trữ trong hũ thủy tinh có nắp đậy để sử dụng. Sử dụng 15 viên cùng nước ấm mỗi ngày, chia thành nhiều bữa sử dụng trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày

Nguyên liệu:

  • Riềng 60g.
  • Hương phụ 60g.

Cách thực hiện:

  • B1: Tán mịn các nguyên liệu, thêm chút mật ong rồi vo thành từng viên nhỏ.
  • B2: Sử dụng 3g thuốc với nước ấm, ngày 3 lần.

Bài thuốc chữa đau bụng tiêu chảy

Nguyên liệu:

  • Riềng 10g.
  • Hương phụ 10g.
  • Đan sâm 10g.
  • Bách hợp 10g.
  • Sa nhân 6g.
  • Ô dược 12g.
  • Đinh hương 9g.

Cách thực hiện:

  • B1: Sắc tất cả các nguyên liệu với 700ml nước.
  • B2: Sắc thuốc với lửa nhỏ đến khi thuốc cô lại còn 200ml.
  • B3: Lọc lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày.

Bài thuốc điều trị đau dạ dày cấp

đau bụng

Nguyên liệu:

  • Riềng 6g.
  • Trần bì 6g.
  • Mộc đường 6g.
  • Thanh bì 6g.
  • Sơn trà 15g.
  • Đinh hương 4g.

Cách thực hiện:

  • B1: Sắc tất cả các nguyên liệu với 700ml nước.
  • B2: Đun với lửa nhỏ đến khi cô lại 200ml thì tắt bếp.
  • B3: Lọc lấy nước rồi sử dụng hết trong ngày, chia làm 2 lần.

Bài thuốc chướng bụng, đầy hơi

Nguyên liệu:

  • Riềng 10g.
  • Tô mọc 10g.
  • Cam thảo chích 10g.
  • Bạch chỉ 15g.
  • Bạch thược (sao) 50g.

Cách thực hiện:

  • B1: Tán bột mịn tất cả các nguyên liệu.
  • B2: Pha bột với nước sôi để nguội dùng mỗi ngày.

Bài thuốc trị lang ben

Nguyên liệu:

  • Riềng.
  • Rượu (hoặc giấm).

Cách thực hiện:

  • B1: Rửa sạch riềng rồi đem đi giã nát.
  • B2: Ngâm riềng với rượu trắng trong 7 – 10 ngày, rồi bôi lên vùng da bị tổn thương.

Bài thuốc trị hắc lào

hắc lào

Nguyên liệu:

  • Riềng già 100g.
  • Rượu trắng 70 độ.

Cách thực hiện:

  • B1: Rửa sạch riềng rồi giã nát.
  • B2: Đem ngâm với 200ml rượu trắng.
  • B3: Sau 3 – 5 ngày ngâm mang ra sử dụng, dùng ngày 2 – 3 lần, bôi lên vùng da bị hắc lào.

Bài thuốc chữa ho, viêm họng

Nguyên liệu:

  • Riềng.
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • B1: Thái củ riềng thành từng lát mỏng, rồi đem đi muối chua.
  • B2: Ngậm hoặc nhai từng lát riềng đã muối chua khi có các triệu chứng trên.

Bài thuốc chữa phong thấp

Nguyên liệu:

  • Riềng 60g.
  • Vỏ quýt 60g.
  • Hạt tía tô 60g.

Cách thực hiện:

  • B1: Đem các nguyên liệu sấy khô rồi tán nhuyễn thành bột mịn.
  • B2: Ngày uống hai lần, mỗi lần 4g hỗn hợp pha với nước sôi để nguội.

Những món ăn sử dụng củ riềng

thịt giả cầy

Cũng giống như các loại gia vị khác, củ riềng giúp các món ăn thêm phần thơm ngon và hấp dẫn. Cùng tham khảo các món ăn ngon từ củ riềng để chế biến thôi nào các bạn.

Thịt giả cầy

Khi nhắc đến riềng, món ăn đầu tiên phải nhắc đến đó chính là thịt giả cầy. Món này khi ăn với cơm hoặc bún đều rất bắt miệng. Mỗi vùng miền sẽ biến tấu thành nhiều kiểu nấu khác nhau, nhưng mùi vị thơm ngon cùng mùi thơm của riềng đều khiến người ta khó mà cưỡng lại.

Cá trê kho riềng

Nếu bạn đã chán với các món cá trê kho, cá trê nướng thì hãy thử ngay món cá trê kho riềng nhé. Hương thơm của riềng kết hợp với thịt cá trê chín, khi ăn không cảm thấy chút tanh nào mà còn rất đưa cơm đấy.

Thịt vịt kho riềng mẻ

Đây là một món ăn phổ biến ở miền Bắc. Thịt vịt sau khi ướp cùng chút mắm tôm, mẻ và riềng đem đi nấu săn lại. đổ thêm chút bia kho đến khi thịt thơm ngon, dậy mùi thì đem ra thưởng thức. Đảm bảo đây là một món ăn hoặc nhậu siêu dính.

Cá thu kho riềng

Một món ăn siêu lạ miệng và thơm ngon nữa đó chính là cá thu kho riềng. Món cá thơm ngon, hấp dẫn này sẽ nhờ vào sự khéo léo, tỉ mỉ của người nấu trong từng bước chế biến. Cá thu kho riềng không chỉ thơm ngon mà còn mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao.

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu được củ riềng là gì và những công dụng mà nó đem đến. Hãy theo dõi KhesaFood mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *