Một Củ Khoai Tây Bao Nhiêu Calo? Dinh Dưỡng Bên Trong Khoai Tây

Khoai tây là loại củ siêu bổ dưỡng. Bố ung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Để sử dụng sao cho phát huy hết tác dụng của khoai tây thì ta cần nắm rõ củ khoai tây bao nhiêu calo và dinh dưỡng bên trong nó như thế nào? Hãy cùng KhesaFood tìm hiểu nhé!

khoai tây

Giới thiệu về củ khoai tây

Khoai tây là một loại củ phát triển từ rễ cây, thuộc họ Cà. Khoai tây rất dễ trồng và thích hợp với nhiều vùng miền khác nhau.

Đặc điểm

Tên khoa học của khoai tây là Solanum tuberosum. Thu hoạch củ là múc đích chính của cây khoai tây. Đây là loại cây được trồng rộng rãi khắp thế giới.

Khoai tây có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ nhiệt đới với khí hậu đặc trưng nhiều nắng. Dần dần các nước châu Âu cũng xuất hiện loại cây này. Hiện tại, cây khoai tây được trồng rộng rãi khắp thế giới và là cây lương thực chính ở châu Âu.

Phân loại

Khoai tây có các loại như khoai tây tím, khoai tây vàng hay khoai tây hồng. Ở nước ta, khoai tây vàng là loại được trồng và tiêu thụ nhiều nhất.

Một củ khoai tây bao nhiêu calo?

Trong 100g khoai tây chứa:

  • 76 calo
  • 6mg Natri
  • 2.2g chất xơ
  • 2g protein

Chất béo và đường gần như không có trong củ khoai tây.

Vậy, một củ khoai tây chứa bao nhiêu calo? Để xác định được lượng calo trong một củ khoai tây phụ thuộc vào trọng lượng của nó. Nhìn chung, một củ khoai tây sẽ trên dưới 76 calo.

củ khoai tây

Dinh dưỡng bên trong khoai tây

Kali: Khoai tây là nguồn cung cấp kali tuyệt vời với lớp vỏ còn nguyên. Kali là chất rất tốt cho hệ tim mạch.

Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa rất hiệu quả. Giúp ổn định các phân tử tự do, giảm sự tổn thương của tế bào. Nhờ lượng vitamin C dồi dào mà các mô xương được liên kết với nhau dễ dàng.

Chất xơ: Một củ khoai tây nguyên vỏ có chứa 2g chất xơ hoặc 8% nhu cầu được khuyến nghị hàng ngày. Chất xơ làm tăng cảm giác no lâu, giúp bạn không còn lo lắng về việc tăng cân khi ăn khoai tây.

Chất chống oxy hóa: Lượng glutathione trong khoai tây nhiều nhất so với các loại rau củ khác. Nó là chất chống oxy hóa giúp chống lại một vài bệnh ung thư.

Carbonhydrate: Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Một số người ăn kiêng theo khuynh hướng ăn lượng protein cao, carbonhydrate thấp thường được khuyên nên cắt bớt hoặc loại bỏ khoai tây ra khỏi bữa ăn.

Các món ăn từ khoai tây

Khoai tây không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Có tác dụng trong những bài thuốc mà còn đem đến nhiều món ăn hấp dẫn.

  • Thịt viên chiên xù khoai tây.
  • Khoai tây nướng trứng.
  • Súp khoai tây.
  • Khoai tây xào cay.
  • Bánh bao khoai tây.
  • Khoai tây chiên.

các món ăn từ củ khoai tây

Bài thuốc hay chữa bệnh từ củ khoai tây

Trong Đông y, khoai tây có tính bình, vị ngọt và có thể chữa được các bệnh sau:

  • Khoai tây hỗ trợ điều trị dạ loét dạ dày hành tá tràng.
  • Khắc phục các tình trạng nôn mửa, chán ăn, ăn không ngon.
  • Hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón mãn tính.
  • Điều trị tiết ít, phù thũng.
  • Giảm tình trạng hạ huyết áp từ củ khoai tây.
  • Điều trị bệnh hen suyễn.
  • Chữa quai bị.
  • Chữa mẩn ngứa, bệnh chàm da.
  • Chống mất ngủ.

Lưu ý độc tính trong khoai tây

Solanin trong củ khoai tây là một chất có khả năng gây độc. Hàm lượng chất này sẽ thấp, nhưng nếu để cây nảy mầm, chất này sẽ tăng lên.

Ăn khoai tây chứa hàm lượng solanin khoảng 0,2g sẽ gây ra tình trạng ngộ độc nhẹ. Từ 0,3 – 0,4g dẫn đến nguy cơ ngộ độc nặng. Các tình trạng nhẹ như tê phần lưỡi, miệng khô khốc, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Nguy hiểm hơn là khó thở, co giật và hôn mê.

khoai tây mọc mầm

Người nào nên hạn chế sử dụng khoai tây?

Một số đối tượng nên cân nhắc khi sử dụng củ khoai tây gồm:

  • Bệnh nhân tiểu đường: Khoai tây làm tăng chỉ số đường huyết. Lượng đường trong máu cũng từ đó mà tăng nhanh.
  • Phụ nữ mang thai: Ăn khoai tây khiến phụ nữ mang thai gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Gây ảnh hưởng cho em bé.

Khoai tây sẽ phát huy những tác dụng tốt cho cơ thể nếu như bạn ăn đúng cách và hợp lý. Bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhằm mang đến nhiều giá trị tích cực cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về củ khoai tây. Hy vọng bạn đã nắm rõ củ khoai tây bao nhiêu calo và dinh dưỡng bên trong nó. Hãy theo dõi KhesaFood mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *