Với vị ngọt dịu, thanh mát, loại quả nhiệt đới chôm chôm được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại quả này. Liệu vị ngọt của quả có khiến bạn tăng cân và tác dụng của quả chôm chôm đối với bà bầu như thế nào? Hãy cùng KhesaFood tìm hiểu bạn nhé!
Dinh dưỡng và lượng calo trong quả chôm chôm
Dinh dưỡng trong quả chôm chôm
Không những ngon mà quả chôm chôm còn mang lại rất nhiều gía trị dinh dưỡng. theo các nghiên cứu thì quả chôm chôm có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
- Nước: 80,3g.
- Chất béo: 0,21g.
- Chất đạm: 1,5g.
- Carbohydrate: 20.8g.
- Chất xơ: 1,3g.
- Canxi: 27,8mg.
- Sắt: 500mcg.
- Kali: 42mg.
- Photpho: 15mg.
- Tro: 500mg.
- Natri: 11mg.
- Vitamin C: 4.9mg.
- Vitamin B9: 8µg.
Chôm chôm chứa bao nhiêu calo?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì lượng calo trong chôm chôm rất thấp. Đây trở thành một loại quả lý tưởng trong công cuộc chăm sóc sức khỏe của con người.Trong 100g chôm chôm chỉ chứa 82 calo.
Tác dụng của quả chôm chôm đối với bà bầu
Dựa vào những dinh dưỡng dồi dào trong quả chôm chôm mà ta có thể biết loại quả này đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu những tác dụng của loại trái cây này đối với bà bầu nhé.
Chống buồn nôn và chóng mặt
Khi mang thai, không ít chị em gặp phải tình trạng buồn nôn, chóng mặt. vị ngọt xen lẫn chua của quả chôm chôm sẽ giúp các mẹ bầu giảm bớt sự khó chịu, giúp mẹ luôn vui khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Cung cấp chất sắt
Bà bầu nên bổ sung chát sắt bằng thuốc hay chính thực phẩm thường ngày. Chôm chôm là loại trái cây dồi dào lượng sắt tốt và giúp kiểm soát nồng độ hemoglobin. Ăn chôm chôm sẽ giúp bà bầu thoát khỏi tình trạng mệt mỏi khi mang thai.
Củng cố hệ miễn dịch
Khi bạn mang thai, hệ thống miễn dịch sẽ trở nên khá yếu ớt, khiến các loại bệnh và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Mà quả chôm chôm rất giàu đồng, khoáng chất này tạo ra nhiều tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại các bệnh như cảm lạnh, cúm, đau đầu và ho.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Ăn chôm chôm giúp quá trình tiêu hóa của bà bầu diễn ra suôn sẻ, hạn chế tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy khi mang thai.
Cung cấp vitamin E
Khi mang thai, bà bầu thường gặp nhiều vấn đề về da. Lượng vitamin E trong chôm chôm giúp bà bầu giải quyết những vấn đề này. Các vết rạn sau sinh, mụn trứng cá, sạm da cũng được loại bỏ nhờ ăn quả chôm chôm.
Kiểm soát huyết áp và cholesterol
Không những đem lại làn da khỏe đẹp mà việc ăn chôm chôm còn tăng cường khả năng lưu thông máu, huyết áp luôn ở mức ổn định. Chôm chôm còn giúp bạn giảm tình trạng phù nề ở tay chân khi mang thai.
Thanh lọc cơ thể
Cơ thể khi có sự hiện diện của các loại độc sẽ sinh ra bệnh. Nhờ lượng vitamin C và phốt pho có trong chôm chôm mà các chất độc này được loại bỏ, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Làm đẹp tóc
Gàu và một số vấn đề về da đầu sẽ xuất hiện trong quá trình mang thai. Quả chôm chôm sẽ loại bỏ các vấn đề đó. Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi cũng khiến tóc của bạn yếu và rụng dần, việc tăng cường hấp thụ quả chôm choomsex giúp mái tóc bạn khỏe và đẹp lên.
Tuy nhiên bà bầu cần tránh ăn quá nhiều chôm chôm, vì có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ và tăng lương cholesterol
Ăn chôm chôm có mập không?
Sau khi tìm hiểu, ta biết trong 100g chôm chôm chỉ có 82 calo. Với lượng calo rất thấp nên việc ăn chôm chôm sẽ không khiến bạn mập lên, ngược lại còn giúp giảm cân. Lượng đường trong chôm chôm cũng giúp ích trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng quả chôm chôm, nó sẽ khiến cơ thể bạn dư dinh dưỡng, dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Lưu ý khi ăn chôm chôm
- Không ăn chôm chôm khi đói: Khi cơ thể đang đói cần bù đắp một lượng thực phẩm lớn, vì thế nếu ăn chôm chôm sẽ nạp vào rất nhiều. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình giảm cân, nên những ai đang ăn kiêng nên tránh nhé.
- Hạn chế các loại thức ăn chế biến sẵn từ chôm chôm: Những loại tức ăn này có lương calo cao khủng khiếp, gây nên tình trạng dư thừa chất béo.
Các món ăn được chế biến từ chôm chôm
- Nước ép chôm chôm
- Sữa chua chôm chôm
- Chôm chôm xào thịt bò
- Chè chôm chôm hạt sen
- Gỏi chôm chôm thanh mát
Chôm chôm hạn chế với những ai?
Tuy ngon và nhiều dinh dưỡng, nhưng loại quả nhiệt đới này cũng không thích hợp với một số trường hợp sau:
- Người bị nóng trong.
- Người bệnh tiểu đường.
- Người bị đầy bụng, khó tiêu.
Bài viết trên giúp chúng ta biết được dinh dưỡng cũng như tác dụng của quả chôm chôm đối với bà bầu. Theo dõi KhesaFood để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!