Từ xưa, củ khoai lang là loại củ quen thuộc trong mâm cơm của người Việt Nam. Ngày nay, loại củ này được nhiều người ưa thích vì chúng có giá trị dinh dưỡng rất cao. Giá thành khoai lang lại rất rẻ và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon. Hãy cùng KhesaFood tìm hiểu về dinh dưỡng và tác dụng của củ khoai lang nhé.
Các loại khoai lang
Có rất nhiều loại khoai như khoai lang vàng, khoai lang mật, khoai lang trắng,… Mỗi loại khoai có công dụng và cách sử dụng cũng như dinh dưỡng khác nhau.
Khoai lang vàng
Là loại khoai có ruột màu cam hoặc màu vàng. Nó có màu sắc khá tương đồng với khoai lang mật. Lớp vỏ của khoai lang vàng bóng hơn các loại còn lại. Củ thon và dài.
Khi nấu khoai sẽ mềm, có vị ngọt và không bị bở. Kèm với hương thơm đặc trưng.
Khoai lang tím
Củ khoai lang tím suôn dài. Lớp vỏ có màu tím, vàng nhạt hoặc đen. Thịt bên trong có màu tím đậm.
Mỗi loại khoai lang tím đều có nhiều bột, vị bùi, ngọt nhẹ không bị gắt. Đây là loại khoai được nhiều người ưa thích.
Khoai lang trắng
Khoai lang trắng cũng có lớp vỏ mỏng bên ngoài màu trắng. Củ suôn dài nhưng mập và ngắn hơn so với khoai lang vàng.
Khoai lang trắng ngọt hơn so với khoai lang tím. Đặc biệt chứa rất nhiều tinh bột.
Khoai lang mật
Khoai lang mật có màu vàng cam nhìn giống với củ nghệ. Lớp vỏ ngoài của khoai lang mật màu đậm. Củ suôn dài và to hơn khoai lang tím. Lớp vỏ móng nên khi nấu chín nó sẽ tự bung ra.
Khi chín khoai sẽ mềm và chảy mật ra ngoài. Hương vị thơm ngon đặc trưng khiến bạn khó mà lẫn lộn với các loại khoai lang khác.
Dinh dưỡng trong khoai lang
Trong 100g khoai lang có chứa:
- 90kcal
- 38mg canxi
- 3,3g chất xơ
- 0,15g chất béo
- 6μg folate (vitamin B9)
- 0,69mg sắt
- 27mg magie
- 0,5mg mangan
- 1,5mg niacin (vitamin V3)
- 54mg phốt pho
- 475mg kali
- 2g đạm
- 0,11mg riboflavin (vitamin B2)
- 36mg natri
- 0,32mg kẽm
- 7,05g tinh bột
- 6,5g đường
- 0,11mg thiamine (vitamin B1)
- 961μg vitamin A
- 0,29mg vitamin B6
- 19,6mg vitamin C
- 0,71mg vitamin E
Ta có thể thấy, khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ cùng với hàm lượng vitamin và chất khoáng dồi dào. Đặc biệt, trong 100g khoai lang chứa lượng calo rất nhỏ, thích hợp cho người giảm cân.
Tác dụng của củ khoai lang
Củ khoai lang được coi là nguồn dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Các thành phần từ khoai lang có thể tạo ra nhiều tác dụng cực tốt cho sự phát triển của cơ thể. Hãy cùng khám phá tác dụng của củ khoai lang:
Ngăn ngừa thiếu hụt hàm lượng vitamin A
Lượng beta carotene chứa trong củ khoai lang rất cao. Chúng đóng vai trò là nguồn cung cấp vitamin A cho cơ thể. Vitamin A giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, đồng thời tăng khả năng chống nhiễm trùng về sau.
Làm giảm căng thẳng
Củ khoai lang có chứa lượng magie cao, đây là một khoáng chất để cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Đặc biệt, magie còn có một tác dụng tuyệt vời là giúp giảm tình trạng lo lắng và căng thẳng. Việc ăn khoai lang có thể hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm và các bệnh liên quan đến âu lo, stress.
Tốt cho người tiểu đường
Khoai lang giúp làm giảm thiểu sự xuất hiện của tình trạng kháng insulin. Sự giải phóng ổn định này giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu. Điều chỉnh lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Hàm lượng chất xơ và magie trong khoai lang rất cao có vai trò quan trọng trong quản lý và kiểm soát các chỉ số của bệnh nhân tiểu đường.
Giảm cân hiệu quả
Trong khoai lang có chứa chất tự lên men và hòa tan một cách tự nhiên. Ăn khoai lang sẽ cung cấp cho cơ thể một cơ chế tự duy trì và điều chỉnh cân nặng rất hiệu quả.
Chất xơ trong khoai lang đóng vai trò như pectin đem lại hiệu quả trong việc làm giảm lượng thức ăn. Làm tăng hoạt động của hormone trong cơ thể và giúp việc giảm cân trở nên dễ dàng.
Thúc đẩy hoạt động chống viêm
Khoai lang chứa hàm lượng vitamin tốt và nồng độ choline đáng kể. Choline làm giảm phản ứng viêm, thúc đẩy hoạt động chống viêm.
Ngoài ra, tác dụng chống viêm của loại củ này còn có hàm lượng anthocyanin dồi dào. Đây là hoạt chất vô cùng quan trọng để phòng ngừa và giảm viêm trong các tế bào ung thư ruột kết.
Tăng cường trí nhớ
Thành phần athocyanin có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp bạn tăng cường trí nhớ vô cùng hiệu quả. Bổ sung khoai lang giàu chiết xuất anthocyanin cũng được cho là cải thiện khả năng làm việc và học tập. Ngoài ra, một chế độ ăn thiếu hụt rau củ quả và chất chống oxy hóa có liên quan trực tiếp đến nguy cơ suy sa sút trí tuệ và suy giảm tinh thần.
Phòng ngừa và điều trị ung thư
Theo nghiên cứu, thành phần trong khoai lang tím có thể gây ức chế sự phát triển của các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư dạ dày. Nồng độ anthocyanin trong loại khoai này là nguyên nhân khiến chúng có thể phòng chống một số căn bệnh ung thư.
Chiết xuất từ khoai lang có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Đồng thời đảm bảo các tế bào ung thư không lan rộng và phát triển đến bất kỳ bộ phận nào khác của tuyến tiền liệt.
Bảo vệ vết loét
Ăn khoai lang sẽ giúp làm giảm tình trạng lở loét ở dạ dày. Các vết loét xuất hiện khi các mô viêm bong ra và có thể gây ra đau đớn. Chiết xuất từ khoai lang có khả năng bảo vệ các mô đường tiêu hóa khỏi những vết loét do việc dùng thuốc aspirin gây ra. Vì thế, chúng thường được dùng trong việc quản lý và điều trị bệnh loét đường tiêu hóa.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Các chất chiết xuất từ khoai lang chứa lượng polyphenol giúp ngăn chặn quá trình oxy và làm giảm nguy cơ thể triển các bệnh tim mạch trong cơ thể. Củ này cũng chứa các chất xơ hòa tan có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hiệu quả.
Cải thiện tóc và da
Vitamin E có trong củ khoai lang có khả năng làm tăng sự phát triển tóc ở những người bị rụng tóc nhiều. Đó là do vitamin E có đặc tính chống oxy hóa giúp giảm tình trạng stress oxy hóa dẫn đến rụng tóc. Ngoài ra, lượng vitamin C có trong khoai lang có đặc tính chống viêm nên giúp quản lý các vấn đề về da như mụn trứng cá, giúp mau lành các vết thương.
Kháng khuẩn
Các thành phần dinh dưỡng trong khoai lang có chứa đặc tính kháng khuẩn chống lại một số loại vi khuẩn gây nên bệnh viêm phổi và thương hàn. Hàm lượng chất xơ trong loại củ này có thể giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm. Đây là nguyên do mà khoai lang được sử dụng trong việc điều trị và phòng ngừa các loại bệnh nhiễm trùng.
Hỗ trợ tiêu hóa
Khoai lang được sử dụng nhiều trong việc cải thiện các vấn đề tiêu hóa và sức khỏe đường ruột. Loại củ này có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào khiến cho việc tiêu hóa của cơ thể diễn ra trơn tru.
Khoai lang còn đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa tình trạng táo bón. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể bổ sung khoai lang vào thực đơn hàng ngày cho cả gia đình để mọi người cùng được hưởng lợi ích tuyệt vời này.
Tăng khả năng sinh sản
Do chứa hàm lượng vitamin A dồi dào mà khoai lang đã trở thành một trong những loại củ tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Đó là nhờ tác dụng giúp tăng cường khả năng sinh sản hiệu quả.
Ngoài ra, chất sắt trong khoai lang cũng là một khoáng chất tốt giúp thúc đẩy khả năng sinh sản. Do đó, bổ sung hai chất này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ vô sinh thứ cấp và làm giảm nguy cơ liên quan đến vấn đề rụng trứng.
Điều hòa huyết áp
Hai khoáng chất magie và kali có trong củ khoai lang khiến huyết áp được kiểm soát một cách hiệu quả hơn. Việc cơ thể được hấp thụ lượng kali cao hơn sẽ khiến hạ huyết áp, từ đó giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề đột quỵ hoặc mạch vành. Không những vậy, magie còn là một chất có tác dụng làm giảm huyết áp nên có thể ngăn ngừa được tình trạng tăng huyết áp.
Đem đến đôi mắt sáng khỏe tinh anh
Vitamin A không chỉ tốt trong sự hình thành các sắc tố khác nhau, chúng còn chịu trách nhiệm cho sự hấp thụ ánh sáng của mắt cũng như duy trì cấu trúc võng mạc. Bổ sung khoai lang cũng khiến bạn phòng tránh được một số bệnh như khô giác mạc, loét giác mạc và viêm kết giác mạc. Thành phần vitamin A, E, C có trong loại củ này rất tốt trong việc cải thiện thị lực và ngăn ngừa các vấn đề về mắt hiệu quả.
Nên ăn bao nhiêu khoai lang 1 ngày?
Khoai lang giúp bạn dễ dang lấy được vóc dáng và cân nặng ưng ý. Đó là khi bạn sử dụng đúng cách và ăn đúng lúc. Mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng khoảng 1 – 2 củ khoai lang, tương đương với khoảng 300g.
Bạn chỉ nên sử dụng khoai lang vào bữa sáng hoặc vào 1 bữa ăn chính kèm theo một chút rau xanh để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt 1 ngày. Bạn có thể ăn thêm khoai lang vào sau bữa trưa khoảng 2 – 5 tiếng mỗi ngày.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng củ khoai lang có thể dẫn đến những rắc rối cho sức khỏe như tăng cân, chán ăn, nạp nhiều đường vào cơ thể. Do đó, bạn cần phải lên kế hoạch cụ thể để bổ sung khoai lang hợp lý và hiệu quả nhất.
Bảo quản khoai lang
Bạn không nên bảo quản củ khoai lang trong tủ lạnh vì sẽ khiến khoai mất vị và héo nhanh hơn. Tránh bảo quản khoai ở những nơi ẩm ướt hoặc bịt kín trong túi nilon. Như vậy rất dễ khiến khoai mọc mầm. nếu phát hiện khoai mọc mầm, bạn không nên ăn mà hãy tận dụng để trồng cây khoai lang.
Bảo quản khoai ở nơi thoáng mát, tối đa 10 ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng giấy báo để bảo quản khoai lang bằng 2 cách như sau:
- Cách 1: Bọc từng củ khoai lang bằng giấy báo rồi cho chung vào một túi lưới. Treo ở nơi thoáng mát.
- Cách 2: Lót một lớp giấy báo dưới đáy thùng bìa cát tông. Rồi xếp một lớp khoai lang, một lớp giấy báo sao cho cuối cùng là lớp giấy báo bọc lại và đâm một vào lỗ thông hơi rồi đặt thùng tại nơi thoáng mát.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về dinh dưỡng và tác dụng của củ khoai lang. Ăn khoai lang đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần phải bổ sung thêm các loại thực phẩm khác. Chăm chỉ rèn luyện thể thao để vui khỏe mỗi ngày. Hãy theo dõi KhesaFood để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!