Củ lùn là loại củ đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày của người Việt, đặc biệt là người dân miền Tây. Loại củ này rất đa dạng và mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng. Cùng KhesaFood tìm hiểu những tác dụng của củ lùn nhé!
Củ lùn là gì?
Củ lùn hay còn gọi là củ khoai lùn, củ sâm lùn hay năng tàu. Loại củ này có tên khoa học là Calathea allovia hoặc Calathea allouia, cây thuộc họ Dong. Củ lùn có vẻ ngoài khá giống củ khoai tây. Khi ăn ta sẽ thấy củ lùn bở và béo hơn nhiều so với khoai tây.
Đặc điểm
Cây thường mọc thành bụi, cao khoảng 1 mét. Lá xanh và dài từ 20 – 30cm. Củ trò hoặc có hình trứng. Có vỏ màu vàng nhạt, có cuống dài. Ruột bên trong có màu trắng trong, lõi màu trắng đục và chứa nhiều tinh bột.
Khoai lùn khi ăn sẽ có độ giòn, hương thơm với vị bùi, dẻo lẫn chút béo ngọt. củ khoai có mùi thơm nhẹ, ăn không bị ngán vì có độ dai giòn sần sật rất thú vị, hương vị không quá béo.
Phân loại
Hiện nay, người dân Việt Nam chỉ gieo trồng và thu hoạch duy nhất một loại củ khoai lùn có tên gọi là khoai Thái Lan. Hầu hết, số lượng khoai lùn được bày bán trên thị trường đều thuộc giống khoai này. Người nông dân ưu tiên giống khoai này bởi chúng có thể trồng đan xen với các loại cây trồng khác mà không sợ bị ảnh hưởng.
Dinh dưỡng trong củ lùn
Củ lùn có thành phần dinh dưỡng rất đa dạng. Thành phần chủ yếu là nước và tinh bột. Các chất cụ thể như protein, axit amin và carbohydrate…
Đặc biệt, hàm lượng vitamin C, A, B như niacin, thiamin và riboflavin rất phong phú. Các chất khoáng như canxi, kali, sắt và phốt pho cũng chứa rất nhiều trong củ lùn.
Những tác dụng của củ lùn
Củ lùn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của con người. Cùng tìm hiểu những lợi ích sau:
Hỗ trợ tim mạch, làm giảm mỡ máu
Củ lùn rất giàu kali, canxi, vitamin rất tốt cho tim mạch. Những hợp chất này giúp ổn định hệ tim mạch, kích thích chuyển hóa cholesterol xấu ở gan.
Bên cạnh đó, kali giúp làm giảm áp lực lên tim mạch, giảm thiểu các nguy cơ rối loạn tim mạch như nhồi máu tim, thiếu máu tim, đột quỵ.
Giải khát, lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể
Củ khoai lùn có lượng nước tuyệt vời, cung cấp độ ẩm và nước thiết yếu cho cơ thể. Đây cũng là một món ăn giải nhiệt rất tốt. Giúp thanh nhiệt, giải khát mà còn hỗ trợ cho người mắc chứng tiểu khó.
Đặc biệt, củ lùn giúp thanh lọc cơ thể, mát gan.
Tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa
Trong củ lùn có chứa hàm lượng chống oxy hóa và các vitamin A, C, B, K, cùng hợp chất canxi tương đối phong phú. Đặc biệt, vitamin K và C góp phần quan trọng trong quá trình hình thành các collagen và các mô liên kết.
Các chất này còn làm tăng độ đàn hồi của da. Tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bất lợi bên ngoài. Các chất này cũng giúp nuôi dưỡng làn da, làm giảm mụn nhọt và giúp da dẻ mịn màng.
Ăn củ lùn có bị béo không?
Củ lùn chứa hàm lượng tinh bột cao nhưng lượng calo lại thấp. Vì vậy bạn không phải lo về vấn đề cân nặng khi ăn loại củ này. Đây trở thành loại củ được chị em phụ nữ sử dụng để bổ sung lượng tinh bột tự nhiên mà vẫn giữ đươc vóc dáng như ý muốn.
Đặc biệt, khoai lùn còn giúp thanh lọc cơ thể, giải độc và đem đến làn da mịn màng.
Các món ăn ngon được làm từ củ lùn
Nhờ hương vị đặc biệt cùng giá trị dinh dưỡng cao, củ lùn được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Cụ thể như:
Chè củ lùn
Món chè ngọt ngào, giòn sật sật, thanh mát quả là một món ngon trong ngày hè oi bức. Hơn nữa, món chè này lại mang ta về với tuổi thơ, quây quần bên nồi chè của mẹ. Thật hạnh phúc.
Gà om củ sâm lùn
Một món ăn ngon giúp bồi bổ sức khỏe không thể không kể đến đó chính là gà om củ sâm lùn. Hương vị của củ lùn hòa quyện vào sánh thịt gà, thơm ngon nức mũi. Đây là một món ăn vừa bổ, vừa khiến xao xuyến những người đam mê ẩm thực.
Súp năng tàu
Đây là một món ăn nhẹ vừa đảm bảo chất lượng mà lại ngon vô cùng.
Củ năng tàu luộc
Cách chế biến đơn giản nhất đối với củ lùn đó là luộc. Với vị ngọt, giòn tự nhiên, củ lùn luộc được rất nhiều người yêu thích. Món ăn vừa ngon, vừa mang đến nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Chè năng tàu thốt nốt
Đây là một món ăn mang đậm hương vị miền Tây. Khiến ai cũng phải mê mẩn từ lần thử đầu tiên. Vị củ năng tàu hòa cùng đường thốt nốt thanh mát, giải nhiệt ngày hè rất hữu hiệu.
Củ lùn cần luộc bao lâu thì chín
Để thưởng thức củ lùn một cách ngon và dinh dưỡng nhất không phải dễ. Khi luộc, bạn cần đổ nước sao cho ngập hết phần củ để tránh tình trạng thiếu nước khiến củ không chín hoặc bị xơ cứng.
Luộc trong khoảng nửa tiếng và tùy theo số lượng nấu. Bạn hãy cho thêm lá dứa vào luộc cùng để dậy mùi hơn cho món ăn. Khi củ chín, bạn nhâm trong thau nước lạnh. Điều này giúp bạn lột vỏ chúng một cách dễ dàng.
Bài viết trên là những thông tin về củ lùn và những tác dụng của củ lùn đối với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Hãy bổ sung loại củ dinh dưỡng này vào thực đơn của gia đình. Và đừng quên theo dõi KhesaFood để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!