Nguồn Gốc Ngày Lễ Ông Công Ông Táo?

Tín ngưỡng thờ Ông CÔng Ông Táo bắt nguồn từ đâu? Ngày nào là ngày lễ cúng Ông Công, Ông Táo?

Theo phong tục cổ của người Việt ta, ngày 23 tháng Chạp là ngày đầu tiên bắt đánh dấu bắt đầu hoạt động chào đón một mùa Tết Nguyên Đán nhộn nhịp, tưng bừng cho đến rằm tháng giêng.

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, thần Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ từ sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân ta vẫn hay quen gọi chung với cái tên gần gũi là Táo quân hoặc ông Táo.Theo đó, ba vị thần này được Ngọc Hoàng Thượng Đế phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm của người đời, từ việc thiện đến việc ác, để cuối năm qua lại thiên đình báo cáo cho Ngọc Hoàng.

Qua đó, cứ vào dịp ngày 23, tháng Chạp ( âm lịch) ,hàng năm, Táo quân cưỡi cá chép hóa rồng phóng  lên Thiên Đình để báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm . Để từ đó, Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả người dân hạ giới .

Mâm lễ cúng ông Công,ông Táo
Mâm lễ cúng ông Công,ông Táo

Bời vì lẽ đó, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân ta lấy ngày đó làm ngày Tết ông Công ông Táo và bày lễ cúng chu đáo tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

Từ xưa, các gia đình Việt thường cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế tìm hiểu thì đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần có nhiệm vụ cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là 3 vị có nhiệm vụ trông coi việc bếp núc trong gia đình.

Mâm lễ cúng ông Công,ông Táo nên đặt ở đâu?

Theo phong tục,quan niệm  từng vùng miền, nên mâm lễ cúng ông Táo, ông Công có phần hơi khác nhau. Nhưng nhìn chung mâm cỗ cúng ông Công ông Táo luôn đầy ắp màu sắc, với mong ước một năm sung túc, bình an.

Trong văn hóa dân gian của người Việt, ông Công là vị thần thổ công nên cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là 3 vị thần trông coi việc bếp núc, vậy nên lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.

Thực tế, thì không có một tài liệu rõ ràng nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công, ông Táo ở đâu cả, bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này.

Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt ,việc cúng bái luôn là những việc yêu cầu sự trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính, chính vì thế lễ cúng ông Công, ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng.

Và thông thường, các gia đình Việt sẽ lập ban thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng thêm trang nghiêm hơn.

Theo các chuyên gia, nếu gia đình nào không có ban thờ ông Công, ông Táo riêng thì nên thực hiện lễ cúng ông Công, ông Táo ở ban thờ Thần Linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt lễ cúng trong nhà bếp.

Mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh việc lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu, nhưng dù thực hiện lễ cúng này ở trong bếp hay ở bàn thờ riêng, hay bàn thờ Thần Linh thì gia chủ cũng nên cần thể hiện sự thành kính của mình đối với các vị thần.