Củ hủ dừa là phần lõi non nằm trên ngọn thân của cây dừa. Đây là một món ăn quá đỗi quen thuộc của người dân miền Tây. Đây cũng là nguyên liệu để tạo nên những món ăn hết sức thơm ngon, bổ dưỡng. Hãy cùng KhesaFood tìm hiểu củ hủ dừa là gì và những món ăn chế biến từ loại thực phẩm này bạn nhé!
Củ hủ dừa là gì?
Củ hủ dừa dừa hay còn gọi là đọt dừa hoặc tàu hũ dừa (theo cách gọi của người miền Tây Nam Bộ) chính là phần lõi non nằm trên ngọn thân của cây dừa. Đây chính là “trái tim” của cây dừa vì nó non và ngon nhất.
Người ta chọn những cây dừa đã già, trèo lên ngọn để đốn hết lớp lá, hoa dừa và quả dừa mới lấy được đọt dừa. Phần đọt dừa sẽ được người ta gọt bỏ đi lớp mo xơ bên ngoài lấy phần trắng nõn bên trong gọi là củ hủ dừa.
Củ hủ dừa màu trắng tinh, vị ngọt nhẹ, thanh mát và có độ giòn cao. để giữ được đồ giòn và không bị thâm, người ta thường cắt khúc rồi ngâm vào nước muối hoặc nước cốt chanh.
Calo trong củ hủ dừa
Trong 100g củ hủ dừa chứa 36 calo. Mặc dù lượng calo khá thấp nhưng chúng lại chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác như chất xơ, đồng, kẽm, chất đạm, kali, phốt pho…
Hơn nữa, trong 100g loại củ này có thể đáp ứng tới 38% nhu cầu kali, 36% nhu cầu kẽm và 70% nhu cầu lượng đồng mà cơ thể cần để tiêu thụ mỗi ngày. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm ăn hủ dừa mà không sợ lên cân nhé.
Phân loại củ hủ dừa
Thông thường, người ta phải đốn một cây dừa mới có được một củ hủ dừa với trọng lượng trung bình khoảng 3 – 9kg. Hủ dừa sau khi thu hoạch sẽ được chia làm hai loại:
- Phần bẹ non (ngọn): Giòn, vị ngọt nhẹ nên có thể chế biến thành các món ăn hoặc ăn sống trực tiếp.
- Phần gốc: Rất giòn, có vị ngọt nhẹ, mềm mịn, thoang thoảng hương của hoa dừa.
Bên cạnh đó, củ hủ dừa còn phân loại theo phương pháp bảo quản là củ hũ dừa tươi và khô.
Công dụng của củ hủ dừa
Trong củ hủ dừa chứa khá nhiều dinh dưỡng và đem đến những công dụng như:
Hỗ trợ giảm cân
Củ hủ dừa chứa rất ít calo, giàu chất xơ và nước, tạo cảm giác no lâu. Do đó, củ hủ dừa rất thích hợp để bạn bổ sung vào thực đơn giảm cân của mình.
Cải thiện tim mạch
Kali là chất phổ biến nhất trong hủ dừa. Kali rất tốt cho hệ tim mạch. Chúng làm nhiệm vụ điều hòa, cân bằng nước và điện giải, duy trì hoạt động cơ bắp và hoạt động của hệ tim mạch. Bên cạnh đó, chúng còn giúp giải phóng máu đến các phần còn lại của cơ thể. Từ đó giúp kiểm soát huyết áp và giảm căng thẳng trong thành mạch máu cơ thể.
Tái tạo mô cơ thể
Các axit amin và protein giúp xây dựng sự sống và rất cần thiết cho các chức năng của cơ thể. Củ hủ dừa chứa axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn không thể tạo ra, phải lấy từ các loại thực phẩm bạn hấp thụ vào cơ thể. Các chất này sẽ tái tạo và sửa chữa các mô cơ bị hỏng trong cơ thể.
Cải thiện hệ thống miễn dịch
Củ hủ dừa chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch. Bằng cách tạo
Giữ cho đôi mắt khỏe đẹp
Củ hủ dừa cung cấp lượng vitamin A, tốt cho sức khỏe đôi mắt và ngăn ngừa tình trạng khô mắt. Cung cấp thực phẩm có hàm lượng vitamin A cao cho cơ thể sẽ giúp bạn có một thị lực khỏe mạnh.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Củ hủ dừa rất tốt cho phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh. Vitamin B9 ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Ăn củ hủ dừa cũng làm tăng tiết sữa mẹ.
Các món ăn từ củ hủ dừa
Củ hũ dừa giòn, có độ sần sật, ăn rất cuốn miệng và dễ chế biến. Hãy cùng tham khảo một số món ngon dưới đây để bổ sung vào thực đơn của gia đình mình nhé.
- Gỏi củ hủ dừa tôm thịt
- Gỏi củ hủ dừa thịt gà
- Gỏi củ hủ dừa bao tử
- Củ hủ dừa xào thịt ba chỉ
- Củ hủ dừa kho thịt ba chỉ
- Củ hủ dừa kho vịt
- Củ hủ dừa kho nấm
- Củ hủ dừa kho tộ
- Củ hủ dừa kho rệu
- Củ hủ dừa nấu canh chua
Bảo quản củ hủ dừa
Củ hủ dừa để trong tự nhiên sẽ bị già đi theo thời gian. Do vậy để giữ được độ tươi giòn thì bạn cần biết cách bảo quản củ hủ dừa. Dưới đây là một số cách để bảo quản củ hủ dừa được tươi ngon nhất.
Đối với củ hủ dừa tươi
Cách đơn giản nhất là bạn ngâm chúng trong nước, việc ngâm trong nước giúp chúng được cung cấp đủ nước, không bị khô héo.
Bạn cũng có thể cho chúng vào một chiếc túi zip hoặc hút chân không, sau đó cho túi vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
nếu bảo quản ở ngăn đông, bạn chỉ cần bảo quản khoảng 10 ngày. Bạn cũng có thể bảo quản củ hủ dừa ở nhiệt độ phòng.
Lưu ý: Bạn nên giữ nguyên lớp mo xơ trong quá trình bảo quản để duy trì được độ tươi ngon.
Đối với củ hủ dừa khô
Bạn thái mỏng rồi đem đi sấy khô rồi chia nhỏ ra để thuận tiện hơn cho việc sử dụng. Bạn cho nguyên liệu vào túi chân không hoặc túi zip, bảo quản ở nhiệt độ phòng hay ngăn mát tủ lạnh đều được.
Trên đây là toàn bộ thông tin về củ hủ dừa là gì và những món ăn ngon chế biến từ củ hủ dừa. Bạn hãy bổ sung món ăn này để làm đa dạng thực đơn của mình nhé. Và đừng quên theo dõi KhesaFood để đón đọc thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.