Củ Cải Đường là Gì? Những Bài Thuốc Từ Loại Thực Phẩm Này

Củ cải đường là loại thực phẩm đem đến nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người vẫn chưa phân biệt được loại củ này. Hôm nay hãy cùng KhesaFood tìm hiểu củ cải đường là gì và những bài thuốc từ loại thực phẩm này bạn nhé!

củ cải đường

Củ cải đường là gì?

Củ cải đường có tên tiếng anh là Sugar Beet, thuộc họ Dền. Tên khoa học của loại củ này là Beta vulgaris. Chúng có nguồn gốc tại châu Mỹ và châu Âu. Là cây có lượng đường đứng sau mía, nên cây chủ yếu được trồng với mục đích sản xuất đường. Đây cũng là nguồn gốc của cái tên.

Củ có hình tròn, thuôn dài. Vỏ màu nâu kem, rắn chắc. Tùy vào các điều kiện trồng trọt và khí hậu cây sẽ cho ra kích thước củ khác nhau.

Phân loại: Hiện nay, chỉ tìm thấy một loại củ cải đường duy nhất trên thế giới. Đó là Beta vulgaris.

Củ cải đường có ăn sống được không?

Tâm lý của mỗi người khi sử dụng củ, quả đều muốn nấu chín để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, với hương vị thanh mát, mọng nước, loại củ này hoàn toàn có thể ăn sống. Phổ biến nhất là các món gỏi và salad.

Phân biệt củ cải đường, củ cải trắng, đỏ và củ dền.

Giữa các loại củ này luôn có sự nhầm lẫn. Tuy nhiên khi đặt chúng cạnh nhau, ta có thể dễ dàng phân biệt.

Củ cải trắng và đỏ có đường kính nhỏ hơn so với củ cải đường. Củ dền thì có đường kính lớn hơn. Vỏ màu đỏ thẫm hoặc tím than. Bên trong thịt có màu đỏ tím, vị ngọt hòa đắng.

củ cải đường

Dinh dưỡng trong củ cải đường

Củ cải đường chứa ít calo, nhưng lượng vitamin và khoáng chất rất dồi dào. 100g củ cải đường chín có:

  • Calo: 44.
  • Chất đạm: 1,7 gam.
  • Chất béo: 0,2 gam.
  • Carbs: 10 gam.
  • Chất xơ: 2 gam.
  • Folate: 20% DV.
  • Mangan: 14% DV.
  • Đồng: 8% DV.
  • Kali: 7% DV.
  • Magie: 6% DV.
  • Vitamin C: 4% DV.
  • Vitamin B6: 4% DV.
  • Sắt: 4% DV.

Tác dụng đối với sức khỏe của củ cải đường

Củ cải đường có vị ngọt xen đắng, hơi cay và có tính bình nên có tác dụng tốt với sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của củ cải đường dưới dạng khô:

  • Khắc phục tình trạng cương dương ở nam giới.
  • Thanh lọc máu.
  • Tốt cho hệ tim mạch.
  • Đẩy lùi tiến trình lão hóa não bộ.
  • Kiểm soát tiểu đường.
  • Phòng ngừa bệnh ung thư.
  • Giảm đau.
  • Giảm béo.

củ cải đường

Những bài thuốc từ củ cải đường

Chữa bệnh ôn dịch sốt cao:

Bạn giã củ cải đường thật mịn rồi đem vắt lấy nước. Nước cốt củ cải đường giúp giải khát, hạ nhiệt rất tốt. Vào mùa hè, đem củ cải đường luộc ăn rất mát.

Chữa kiết lỵ và đại tiện ra máu:

Bạn giã củ cải đường thật mịn rồi đem vắt lấy nước cốt để uống. Hoặc dùng lá tươi của củ dền giã mịn rồi vắt lấy nước và uống.

Cách bảo quản củ cải đường

Bạn có thể dự trữ củ cải đường tại nhà theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể sử dụng túi nhựa chân không, các loại hộp nhựa đựng củ cải đường và bảo quản trong tủ lạnh.

Đối với bảo quản bằng tủ lạnh:

Bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh dưới một tháng. Sau thời gian này, củ cải đường sẽ bắt đầu mất dần độ ẩm cũng như các giá trị dinh dưỡng của chúng. Nên bạn cần phải tuân thủ các quy tắc sau:

  • Rửa thật sạch vật dụng bảo quản, dự trữ củ cải đường.
  • Củ cải đường cần được rửa sạch, loại bỏ các phần dư thừa của ngọn. Rồi tiến hành nhúng củ qua dung dịch nước muối.
  • Đậy kín trong suốt quá trình bảo quản.
  • Bạn cũng có thể cắt hạt lựa rồi cấp đông củ cải đường. Cách này có thể bảo quản được từ 3-4 tháng.

Trên đây là những thông tin về củ cải đường là gì và những công dụng cũng như bài thuốc hay từ nó. Củ cải đường là loại thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Thay vì mua, bạn có thể tự trồng củ cải đường rất đơn giản. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *