Cây bòn bon là loại cây của rừng ẩm nhiệt đới. Nó không chịu được không khí lạnh. Vùng trồng cây bòn bon phải có nhiệt độ trung bình khoảng 27 độ C. Có sự chênh lệch giữa các tháng, lượng mưa phải trên 100mm. Tuy vậy, do nó được thuần hóa ở những vùng khác nhau nên về yêu cầu sinh thái cũng không quá khắc nghiệt. Cây bòn bon không chịu được những nơi nước úng. Nó thích hợp ở những nơi mát mẻ như ở các khu rừng, những nơi không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Đặc biệt không có quá nhiều gió thì như vậy cây bòn bon sẽ ra hoa và kết trái. Hãy cùng KhesaFood tìm hiểu để xem cách trồng cây bòn bon Thái nhé!
Giới thiệu về cây bòn bon
Cây bòn bon là loại cây ăn quả nhiệt đới lâu năm. Loại cây này có giá trị kinh tế cao và bền lâu. Nó có nguồn gốc từ bán đảo Malaysia. Về sau được trồng phổ biến khắp các vùng Đông Nam Á và Nam Á (Trong đó có Việt Nam, Thái Lan,…) Giống cây bòn bon hiện nay có 2 loại : cây bòn bon Thái Lan và cây bòn bon đỏ cho sản lượng trái rất cao. Cả hai loại cây đều giữ được hương vị ngon ngọt. Ở nước ta, cây bòn bon được người dân ở miền Nam trồng rất nhiều. Bởi vì, cây bòn bon mang lại nguồn lợi kinh tế cao và rất được người dân khắp toàn quốc yêu thích hương vị ngon ngọt này.
Cây bòn bon thường ra hoa vào tháng Giêng và kết trái từ tháng 3, đến khoảng tháng 7. Tháng 9 thì trái sẽ chín. Nếu thời tiết nóng thì thời gian kết trái sẽ dài hơn và có thể kéo đến tháng 10 trong năm. Đây là một dạng hoa quả tươi, người ta cũng có thể sấy khô để đóng hộp khi vào mùa thu hoạch.
Đặc điểm của cây bòn bon
Quả bòn bon
Khi cây ra quả thì quả sẽ kết thành từng chùm ở thân cây và ở các cành cây to. Ta có thể trồng quanh năm bởi nó đem lại nguồn giá trị kinh tế cho người trồng. Đặc biệt loại cây này không tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc để chăm sóc. Chỉ cần có bóng râm che chắn cho cây được mát.
Khi cây ra quả, quả bòn bon có hình tròn mọc thành chùm dài. Mỗi chum có từ 10-30 quả, mỗi quả có đường kính 4cm. Khi chín vỏ có màu vàng, nếu chin tự nhiên thì quả sẽ có chấm đen dưới lỗ kim của quả. Còn nếu chín ép thì vỏ sẽ rất vàng mượt và không có lỗ kim. Trong ruột quả bòn bon có màu trắng đục, sẽ có tầm 5-6 múi nhỏ, rất mọng nước và có hạt. Hương vị của loại quả này ngon ngọt. Có mùi thơm nhẹ rất đặc biệt và nó cũng có giá bán tương đối cao. Loại quả này khi càng chín thì nó sẽ càng ngọt.
Thân cây
Cây có thân gỗ cứng, mọc thẳng. Độ cao trung bình từ 9-15m. Có tán lá mọc kép hình như những chiếc lông chim. Phiến lá to và khá dày, cứng, không có lông. Lá dài khoảng 7-14cm. Còn thân cây sẽ có vỏ màu nâu đỏ hoặc vàng nâu.
Hoa
Loại cây này khi ra hoa sẽ mọc ở thân cây và những cành lớn, mọc thành chuỗi dài. Hoa của cây bòn bon có màu trắng hoặc vàng mơ. Đây là loại hoa lưỡng tính. Nó có thể tự thụ phấn mà không cần cây khác. Nên độ thuần cây này rất cao khi được trồng bằng hạt.
Nếu chúng ta trồng loại cây này từ hạt, thì thời gian từ khi trồng cho đến khi chúng ta thu hoạch sẽ rất lâu, có thể tầm 15-20 năm. Cho nên hiện nay, cũng có nhiều người chọn cách nhân giống hoặc trồng mới, bằng những cách khác nhau thì thời gian ra hoa kết trái sẽ nhanh hơn, chỉ tầm 2-3 năm.
Cách trồng cây bòn bon Thái
Cây bòn bon là loại cây không có nhiều yêu cầu cao về chất đất. Có thể trồng bằng những phương pháp như giâm cành, chiết cành hoặc trồng bằng cây non mua sẵn từ các cửa hàng cung cấp giống hoặc mua từ các vườn.
Đặc biệt, bòn bon là loại cây thích râm mát. Trong 2-3 năm đầu khi trồng chúng ta cần phải có bóng râm cho cây. Những cây có thể cho bòn bon có bóng mát thích hợp như cây chuối, cây vông, hoặc có thể trồng đan xen giữa các cây ăn quả khác có thân to như măng cụt, chôm chôm, sầu riêng,… Hãy tham khảo cách trồng cây bòn bon Thái dưới đây:
Cách trồng
Khi trồng cây bòn bon, cần chuẩn bị hố trồng có kích cỡ tầm 60cm x 60cm và có độ sâu tầm 75cm. Nên để riêng các lớp đất từ trên mặt đến độ sâu tầm 35cm ra một chỗ và lớp đất đào ở phía dưới thì bỏ sang chỗ khác.
Sau khi đào hố xong thì chúng ta cần bón hỗn hợp phân cho cây. Tỉ lệ bón phân phù hợp cho cây là : 10kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoại mục + 200g – 300g phân Lân cùng với đất đầy cho từng hố. Chúng ta có thể dung thêm đất nếu số lượng đất đào được trước đó không đủ để lấp kín đc hố.
Sau đó, ta cần tưới nước cho ướt đẫm hố. Còn nếu trồng cây ở những nơi có khả năng thoát nước thì ta chỉ cần lấp đất đầy hố là được. Bởi sau khi tưới nước thì chúng sẽ bị lún xuống.
Trước khi ta trồng cây, cần đào giữa hố trồng một lỗ nhỏ. Chiều cao của túi đựng cây giống phải thấp hơn so với lỗ trồng đó từ 2 -4 cm. Sau đó cần xịt một số loại thuốc diệt nấm thật cẩn thận theo chỉ dẫn vào hố trồng.
Tiếp đến sẽ rạch bao nilon bọc bên ngoài cây trồng. Kiểm tra kỹ càng bộ rễ, nếu phát hiện có rễ bị cong queo, không thẳng thì ta nên cắt bỏ hết đi. Rồi mới đem cây đặt xuống hố đã chuẩn bị trước đó.
Sau đó sẽ lấp đất, dùng tay nén nhẹ đất xung quanh gốc thật chặt. Lưu ý, nếu trồng cây bòn bon vào mùa khô thì ta cần phải làm bồn xung quanh hố trồng để nước có thể ngấm nhiều nhất có thể xuống lòng đất khi tưới cây. Còn khi trồng cây vào thời kỳ có mưa nhiều, phải đảm bảo làm sao rễ không bị ngập úng.
Cách chăm sóc cây bòn bon Thái
Theo tự nhiên, cây bòn bon là loại cây ẩm ướt. Nếu như tình trạng thời tiết hạn hán kéo dài. Cây không được tưới nước thường xuyên thì sẽ bị chết. Vì thế người trồng cần cho cây có bóng râm làm mát đất, giữ được độ ẩm cho đất bằng việc dưới thường xuyên khi thời tiết khô nắng. Tuy nhiên, cây bòn bon cũng có thể chết nếu bị ngập úng nước ở dưới phần gốc. Nên người trồng cũng cần phải theo dõi để nếu có ngập úng nước thì phải cho cây thoát nước kịp thời. Đặc biệt là nên chú ý vào những mùa mưa dầm kéo dài ngày.
Trong 5 năm đầu khi cây chưa kết trái thì người trồng nên bón phân cho cây. khoảng 100-200g phân NPK 16-12-8-11+TE 3 lần trong năm. Mỗi năm tăng lên 50g. Khoảng sau 10 năm cây bòn bon sẽ bắt đầu cho quả. Khi đó người trồng sẽ bón thêm phân NPK 12-12-17-9+TE cho cây với định lượng khoảng 150 – 200g. Cũng tăng dần mỗi năm 50g, đến khi lượng phân bón ở mức ổn định 0,5kg NPK 16-12-8-11+TE và 0,5kg 12-12-17-9+TE.
Cây bòn bon là loại cây không tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc. Cũng không cần tỉa cành, tạo tán nhiều, chỉ khi có cành bị chết hoặc sâu bệnh thì chúng ta nên cắt bỏ đi để không bị lây lan hay che mất gốc cây. Đặc biệt luôn giữ cho gốc cây thoáng mát, không bị cành nhỏ che. Trong năm đầu trồng cây, nên hớt ngọn cây vài lần để cành khung cây lên chắc khỏe hơn, rồi sau đó chỉ cắt những cành chiết hay sâu bệnh.
Xung quanh gốc cây, cần làm sạch cỏ dại để tránh những cây cỏ dại đó làm mất dinh dưỡng của cây. Làm cỏ quanh gốc cây 2 lần/1 năm từ khi cây còn nhỏ. Ủ gốc bằng rơm hoặc cỏ khô để giữ được độ ẩm. Không được dùng thuốc trừ cỏ phun cho cây.
Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây bòn bon
Đối với cây bòn bon thì cần có biện pháp phòng bệnh cho cây. Lúc ban đầu cây còn nhỏ, người trồng có thể phun thuốc trừ sâu và diệt bệnh. Sau vài năm, khi cây lớn và cao hơn thì việc phun sẽ rất khó khăn.
Bởi vậy, người trồng cần thường xuyên chú ý để dọn dẹp và làm sạch cây cỏ xung quanh gốc cây. Tạo cho cây có môi trường sống thuận lợi. Khi đến mùa mưa, hạn chế việc tưới cây để tránh cây bị ngập úng.
Những loại sâu rầy, sâu đục thân thường xuất hiện ở cây bòn bon. Vì thế chúng ta cần thường xuyên quan sát tình trạng của cây. Nhằm phát hiện kịp thời và xử lý cho cây dung các thuốc đặc trị.
Bài viết trên là những thông tin về cây bòn bon và cách trồng cây bòn bon Thái. Hy vọng rằng bài viết có thể đem lại cho bạn những thông tin bổ ích về loại cây này. Nếu ta muốn có thêm kinh tế mà không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc cây trồng thì đừng bỏ qua giống cây bòn bòn này nhé.