Củ kiệu là một món ăn vô cùng quen thuộc đối với người Việt. Chúng xuất hiện cùng với bánh chưng trong mâm cơm sum vầy đầu năm của người Việt. Với hương vị đặc trưng, đậm đà, củ kiệu trở thành một món ăn truyền thống mà mỗi người con xa quê đều mong muốn được thưởng thức vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Hãy cùng KhesaFood tìm hiểu cách làm củ kiệu chua ngọt cho ngày Tết bạn nhé!
Củ kiệu là gì?
Củ kiệu là cây thuộc họ Hành. Phần đầu củ kiệu phình to, màu trắng nhưng nhỏ hơn củ hành.
Cây kiệu dài từ 15 – 35cm, phần củ phát triển dưới lòng đất. Củ kiệu được trồng quanh năm nhưng được trồng chủ yêu vào tháng 9 để bán vào tháng 1, kịp làm món củ kiệu cho dịp Tết Nguyên Đán.
Cây củ kiệu xuất phát từ Trung Quốc, rồi lan dần ra các nước. Khi về Việt Nam, củ kiệu đã trở thành loại thực phẩm phổ biến trong ẩm thực.
Phân biệt kiệu và hành
Cả hai loại này đều có chung họ hành, điều này khiến chúng thường bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt, bạn cần quan sát kích thước và hình dáng của chúng.
Củ hành: Củ có màu trắng, thân to và tròn bầu bĩnh hơn củ kiệu.
Củ kiệu: Phần củ có màu trắng hoặc màu tím nhạt hơn củ hành. Củ nhỏ, thon và dài hơn củ hành.
Dinh dưỡng trong củ kiệu
Trong củ kiệu có thành phần dinh dưỡng khá cao. 100g củ kiệu chứa:
- 89,5g nước.
- 24kcal.
- 1,3g protein.
- 4,7g chất đường bột.
- 1,2g chất xơ.
- 50mg canxi.
- 1,20mg sắt.
- 35mg phốt pho.
- 12g vitamin C.
- 0,05mg vitamin B1.
- 0,10mg vitamin B2.
Tác dụng của củ kiệu
Củ kiệu có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
- Kháng viêm, chống oxy hóa.
- Giúp tim mạch khỏe mạnh.
- Hỗ trợ kiết lỵ, tiêu chảy.
- Tăng cường lưu thông máu, giảm cholesterol trong cơ thể.
- Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
- Giải cảm, tăng cường đề kháng.
- Ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Cách làm củ kiệu chua ngọt
Để làm được món củ kiệu chua ngọt, đầu tiên chúng ta phải chú trọng ở khâu lựa chọn nguyên liệu. Dưới đây là cách lựa chọn kiệu ngon, tươi nhất bạn có thể tham khảo.
Phân loại củ kiệu.
Chú ý đến kích thước củ: Những loại kiệu có phần thân củ to sẽ có độ hăng và nồng khá khó chịu. Với những củ có kích thước nhỏ, khi ngâm sẽ dễ thấm đều gia vị hơn. Vì thế, loại củ cho món kiệu thơm ngon và cay nồng vừa phải là củ có kích thước bé hoặc vừa phải.
Tránh mua củ kiệu bị dập nát.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế củ kiệu tươi
Bạn cho 250gr đường vào thau nước rồi cho kiệu vào ngâm khoảng 12 tiếng.
Sau đó vớt ra rửa lại với nước sạch. Tiếp tục ngâm củ kiệu với giấm ăn khoảng 4 – 8 tiếng. Muốn củ kiệu thơm ngon và trắng hơn thì bạn vớt ra đem ngâm với nước vo gạo một lần nữa.
Bước 2: Cắt củ kiệu
Sau khi sơ chế xong, bạn cắt gốc, rễ, ngọn và vỏ kiệu rồi cho lên khay hoặc rổ để thật ráo nước.
Bước 3: Pha nước ngâm củ kiệu
Cho vào nồi nước, giấm và đường, sau đó đun sôi hỗn hợp rồi tắt bếp để nguội.
Bước 4: Ngâm củ kiệu
Đổ nước đã nguội vào hũ kiệu xếp sẵn và đậy nắp lại ngâm trong khoảng 5 – 7 ngày ở nhiệt độ phòng là có thể đem ra ăn.
Để tăng thêm sắc màu đẹp mắt cho hũ kiệu, bạn có thể cho thêm ớt, cà rốt cắt hoa vào ngâm cùng.
Thành phẩm:
Bạn đã có một hũ kiệu chua ngọt thơm ngon. Cà rốt và ớt sẽ tô thêm phần hấp dẫn cho món củ kiệu.
Trên đây là những thông tin về củ kiệu và cách làm củ kiệu chua ngọt cho ngày Tết cổ truyền sắp tới. Chúc các bạn sẽ thành công với món củ kiệu. Và đừng quên theo dõi KhesaFood để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!